Cuộc sống không phải là chiến trường, nên không cần phải phân định thắng thua. Giữa người với người, nếu cảm thông tăng lên thì hiểu lầm sẽ giảm xuống.
Giữa việc với việc, nếu nhường nhịn tăng lên thì đấu tranh sẽ giảm xuống. Có một số việc cần phải nhẫn, có một số người cần phải nhường, không thể tranh giành thấp cao!
Không nhất thiết phải cầu xin sự tán đồng và thấu hiểu của ai cả, vì mỗi người đều có quan điểm và cá tính riêng. Chúng ta thường quá xem trọng bản thân mới có chuyện lo buồn về việc được – mất, rồi cho rằng người khác không hiểu mình.
Thật ra, làm người cần phải biết xem nhẹ cá nhân, giảm một chút tự ngã, và đặt mình vào vị trí người khác để nghĩ, sẽ thấy cuộc sống dễ thương hơn rất nhiều.
Cho nên mới nói: Càng mở lòng ra thì niềm vui càng lớn, bao dung càng rộng sẽ nhận được càng nhiều!
Đừng bàn luận chuyện sau lưng người khác, cũng không cần quá để tâm đến những lời đồn thổi về mình. Vì một người vô dụng thì không có gì để nói, càng xuất sắc sẽ càng bị để ý và bị bình phẩm.
Ở đời, nhận lỗi là một dạng thành thật, còn bỏ qua là một kiểu phong độ. Nếu bạn gửi đi thành thật mà không nhận được phong độ, chứng tỏ đối phương có phần tầm thường và thô tục.
Miệng lưỡi người khác chúng ta không thể khống chế được, việc dễ dàng nhất là giữ cho mình một tấm lòng nhẹ nhõm rồi bước qua những rối rắm cuộc đời.
(st)